Khi những hình ảnh và video về sự tàn phá được truyền đi từ Israel,ữngđiềucầnbiếtvềxungđộkaspersky mọi con mắt đều đổ dồn vào lực lượng Hamas và Gaza, một trong những dải đất nghèo đói và đông dân nhất thế giới. Israel đã ra lệnh phong tỏa khu vực này vào hôm 9.10, và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant tuyên bố rằng sẽ "không có điện, không có thực phẩm, không có nhiên liệu" cho hơn 2 triệu người Palestine sống ở đó.
Về Hamas
Hamas là tổ chức chính trị do ông Ismail Haniyeh lãnh đạo, và quản lý Dải Gaza. Tên của nhóm là từ viết tắt của một cụm từ tiếng Ả Rập được dịch là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Hamas được thành lập vào năm 1987 trong cuộc nổi dậy nhằm phản đối việc Israel đóng ở Gaza và Bờ Tây.
Hamas là một trong hai đảng chính trị lớn ở vùng lãnh thổ Palestine. Nhóm này chính thức nắm quyền ở Gaza sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006. Kể từ đó, không có cuộc bầu cử nào được tổ chức, theo tờ The Washington Post.
Dải Gaza
Dải Gaza là khu vực nhỏ giáp Israel và Ai Cập trên biển Địa Trung Hải. Cùng với Bờ Tây, Gaza là một trong hai vùng lãnh thổ của Palestine. Dải đất hẹp này hiện dưới sự kiểm soát của Israel, điều mà phía Palestine lên án, theo The Washington Post.
Bờ Tây bao gồm Đông Jerusalem, giáp Jordan và biển Chết.
Về lịch sử, Gaza là một phần của Đế chế Ottoman trước khi chịu sự chiếm đóng của Anh từ năm 1918-1948 và Ai Cập từ năm 1948-1967.
Đến năm 1967, gần 20 năm sau khi Israel tuyên bố lập quốc vào năm 1948, nước này đã đánh bại Ai Cập trong Chiến tranh 6 ngày và giành được quyền kiểm soát cả Gaza và Bờ Tây. Israel kiểm soát Gaza trong 38 năm, xây dựng 21 khu định cư của người Do Thái trong thời kỳ này.
Đến năm 1993, hiệp định Oslo giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine đã được ký kết nhằm mục đích thực hiện "quyền tự quyết của người dân Palestine". Năm 1994, người Palestine nắm quyền kiểm soát với tư cách là chính quyền ở Gaza.
Một phần của nỗ lực thúc đẩy hòa bình lớn hơn là việc Israel tuân theo kế hoạch rút quân đơn phương do Thủ tướng Ariel Sharon đề xuất vào năm 2003 nhằm dỡ bỏ các khu định cư của Israel ở Gaza. Năm 2005, Israel từ bỏ quyền kiểm soát Gaza dưới áp lực trong nước và quốc tế, rút 9.000 người định cư và lực lượng quân sự Israel khỏi đây.
Cuộc tấn công của Hamas vào Israel xảy ra như thế nào?
Giao tranh ở Gaza
Mặc dù Israel đã từ bỏ quyền kiểm soát Dải Gaza nhưng nước này vẫn tiếp tục phong tỏa trên bộ, trên không và trên biển đối với Gaza kể từ năm 2007 với lý do ngăn chặn Hamas trỗi dậy.
Động thái của Israel đã vấp phải sự chỉ trích của các nhóm nhân quyền. Liên Hiệp Quốc ước tính lệnh phong tỏa đã khiến nền kinh tế Palestine thiệt hại nặng nề.
Hamas, giống như nhiều nhóm ở Trung Đông, tin rằng lãnh thổ mà Israel đang kiểm soát trên thực tế là thuộc về người dân Palestine.
Israel có lịch sử thù địch lâu dài với Hamas. Trước cuộc xung đột mới nhất nổ ra ngày 7.10, 2 bên đã trực tiếp đối đầu quân sự với nhau 4 lần, theo tờ The Wall Street Journal.
Vào cuối tháng 12.2008, Israel đã phát động chiến dịch quân sự kéo dài 3 tuần ở Gaza khiến hơn 1.300 người Palestine và 13 người Israel thiệt mạng. Cuộc chiến bùng phát sau cuộc đột kích của Israel vào Gaza vào 1 tháng trước đó, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.
Cường quốc quân sự Israel vì sao bị Hamas gây choáng váng?
Đến tháng 11.2012, Israel tiếp tục phát động một cuộc tấn công kéo dài 8 ngày vào Gaza, bắt đầu bằng cuộc oanh tạc bằng máy bay không người lái giết chết chỉ huy quân sự cấp cao của Hamas khi đó là Ahmed Jaabari. Trong khi Israel bắn phá dữ dội vào Gaza, Hamas triển khai đợt tấn công bằng tên lửa vào bên trong Israel. Cuộc chiến đã giết chết hơn 100 thường dân Palestine, 2 binh sĩ Israel và 4 thường dân Israel. Tuy nhiên, nó kết thúc tương đối nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Ai Cập, lúc đó do Tổng thống Mohammed Morsi lãnh đạo.
Hoạt động quân sự dài nhất và khốc liệt nhất ở Gaza cho đến nay diễn ra vào mùa hè năm 2014. Thời điểm đó, Israel tiến hành chiến dịch kéo dài 50 ngày chống lại lực lượng của Palestine, khiến hơn 2.000 người Palestine thiệt mạng, hơn 7.000 ngôi nhà bị phá hủy và gây thiệt hại. Ngoài ra, 67 binh sĩ Israel, 5 thường dân Israel và một thường dân Thái Lan cũng mất mạng trong lần đụng độ này. Hoạt động quân sự của Israel bao gồm cả các cuộc không kích và hoạt động trên bộ.
Đến năm 2021, sau nhiều tuần đối đầu leo thang ở Jerusalem, trong đó có lực lượng an ninh Israel đột kích vào khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở Jerusalem, địa điểm linh thiêng thứ ba của Hồi giáo, Hamas và Thánh chiến Hồi giáo đã bắn một loạt tên lửa vào Israel.
Lầu Năm Góc Mỹ cam kết đảm bảo vũ khí đạn dược cho cả Israel và Ukraine
Israel sau đó đã phát động chiến dịch không kích khiến hơn 250 người ở Gaza thiệt mạng. Về phía Israel, đụng độ khiến 14 thường dân và 1 binh sĩ mất mạng. Vòng giao tranh này kết thúc sau 11 ngày với lệnh ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.